Giải thích kết quả thí nghiệm di truyền màu mắt của ruồi giấm. Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới, đúng hay sai? Vì sao?
1 Thích
2 Trả lời
daominhhue
Moocgan đã giải thích sự di truyền màu mắt của ruồi giấm như sau: gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y. Vì vậy, ở cá thể đực XY chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình giải thích cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền tính trạng màu mắt liên kết với giới tính ở ruồi giấm Hai bệnh trên chỉ biểu hiện ở nam là đúng. Vì: bệnh gây ra do đột biến lặn trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y
Cảm ơn     1
Bình luận
19 Tháng Năm 2019
Liên kết
mynha2002
* Kết quả phép lai cho thấy màu mắt đỏ là tính trạng trội, còn mắt trắng là lặn. Quy ước: gen W mắt đỏ, w mắt trắng . Theo Moocgan, các gen này nằm trên NST X. Màu mắt diễn ra sự di truyền chéo (phép lai nghịch): tính trạng của ruồi mẹ truyền cho con đực, còn tính trạng của ruồi bố truyền cho con cái. Tỉ lệ kiểu hình phân bố không đều ở F2 trong hai giới tính (phép lai thuận) và đồng đều ở hai giới tính (phép lai nghịch). Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đã đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt. NST Y không mang gen quy định màu mắt, vì vậy ruồi đực chỉ cần NST X mang một gen lặn w (XwY) là biểu hiện mắt trắng. Còn ruồi cái cần phải cả cặp XX đều mang gen lặn (XwXw) mới biểu hiện mắt trắng, vì vậy ruồi cái mắt trắng thường hiếm. Phép lai thuận và nghịch nêu trên cho kết quả khác nhau, không giống như lai thuận và nghịch về một cặp tính trạng quy định bởi một cặp gen trên cặp NST thường đều cho kết quả như nhau. * Sai, vì bệnh mù màu và bệnh máu khó đông không chỉ biểu hiện ở nam giới mà còn biểu hiện ở nữ giới nhưng hiếm hơn.
Cảm ơn     1
Bình luận
23 Tháng Năm 2019
Liên kết
Close