Ở một loài thực vật, cho biết alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát đem các cây hoa đỏ (P) lai với cây hoa trắng thu được F1 với tỉ lệ 4 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Biết rằng không có đột biến gen, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp trong số những cây hoa đỏ ở P là 3/5. II. Nếu đem các cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình đỏ ở F1 sẽ là 90%. III. Phải đem các cây hoa đỏ (P) giao phối ngẫu nhiên qua 1 thế hệ thì từ đó về sau tần số tương đối các alen trong quần thể qua các thế hệ ngẫu phối mới không thay đổi. IV. Nếu đem các cây hoa đỏ P tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ thì thu được tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp là 17/20. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Hộ em gấp với
2
Thích
2 Trả lời
mọi người ơi giúp mình Ở một loài thực vật, cặp alen A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Một quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 4800 cây hoa đỏ và 200 hoa trắng. Theo lí thuyết số cây hoa đỏ thuần chủng trong quần thể là a) 3600 b)1600 c)3200 d)1536
Thích
1 Trả lời
Di truyền liên kết (Genetic linkage) là hiện tượng một nhóm trình tự gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể (NST) và được di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân của sinh sản hữu tính. Hai gen cùng nằm trên NST có locus càng gần nhau thì càng khó hoán đổi vị trí cho nhau trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (cromatit) không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I. Trong khi đó, hai gen cùng nằm trên NST có locus càng xa nhau thì càng dễ dàng hoán đổi vị trí cho nhau. Ta gọi hai gen cùng nằm trên một NST là hai gen liên kết.
Cảm ơn
1
Bình luận
16 Tháng Mười Một 2019
Di truyền liên kết (Genetic linkage) là hiện tượng một nhóm trình tự gen cùng nằm trên nhiễm sắc thể (NST) và được di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân của sinh sản hữu tính. Hai gen cùng nằm trên NST có locus càng gần nhau thì càng khó hoán đổi vị trí cho nhau trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử (cromatit) không chị em trong cặp NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I. Trong khi đó, hai gen cùng nằm trên NST có locus càng xa nhau thì càng dễ dàng hoán đổi vị trí cho nhau. Ta gọi hai gen cùng nằm trên một NST là hai gen liên kết.
Cảm ơn
Bình luận
17 Tháng Mười Một 2019
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P). (2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ. (3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P). (4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Thích
0 Trả lời
đáp án nào đúng v mọi người
a/trong tế bào, phân áp O2 thấp còn CO2 cao so với ngoài cơ the
b/ Phân áp O2 và CO2 trong tế bào thấp hơn so với ngoài cơ thể
c/ Trong tế bào, phân áp O2 cao còn CO2 thấp so với ngoài cơ thể
d/ Phân áp O2 và CO2 trong tế bào cao hơn so với ngoài cơ thể
Cảm ơn
1
Bình luận
11 Tháng Mười Một 2019
Ở mỗi tế bào xôma của người thường có hai bản sao của nhiễm sắc thể này (viết tắt là 2.21). Đây là nhiễm sắc thể nhỏ nhất trong tế bào, chứa khoảng 48 triệu cặp nucleotide (48 Mbp) và chỉ chiếm khoảng 1,5% đến 2% tổng số ADN trong tế bào.[5] Nhiễm sắc thể số 21 được chú ý nhiều trong Di truyền y học, do rối loạn số lượng của nó có thể gây ra hội chứng Down là thể ba nhiễm số 21 (viết tắt là 3.21).[6] Năm 2000, các nhà nghiên cứu thuộc Dự án Gene người thông báo rằng họ đã xác định trình tự của các cặp cơ sở tạo nên nhiễm sắc thể này, trong đó, nhiễm sắc thể 21 là nhiễm sắc thể thứ hai của con người được giải trình tự đầy đủ, chứa khoảng 300 gen cấu trúc (citron) quy định nhiều loại prôtêin khác nhau ở người.
Cảm ơn
1
Bình luận
10 Tháng Mười Một 2019
Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng, người ta thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ
phấn, F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ của F2 cho tự thụ phấn, xác suất để đời
con cho tỉ lệ phân li kiểu hình 5 đỏ : 1 trắng là F1 có KG : Aa
F1 tự thụ --> F2: 1AA:2Aa:1aa
Các cây quả đỏ F2 có KG (1AA:2Aa)
KH tạo ra là 5 đỏ : 1 trắng --> 3 cây đỏ F2 đã dùng gồm 2 cây AA và 1 cây Aa
(Vì tạo ra 1 trắng mà nên chỉ dùng 1 cây có KG Aa thôi)
Xác xuất cần tìm là P=(3!/1!.1!.1!). (1/3).(1/3).(2/3)=4/9
Cảm ơn
Bình luận
10 Tháng Mười Một 2019
Ở một loài thực vật khi tiến hành phép lai (P) giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng, đời con F1 chỉ thu được một loại kiểu hình. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được thế hệ F2 gồm 724 hoa đỏ và 242 hoa trắng. a/ Tiếp tục cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3. b/ Tiếp tục cho các cây hoa đỏ F2 giao phấn ngẫu nhiên. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F3. c/ Chọn ngẫu nhiên 3 cây hoa đỏ ở F2 ( mỗi lần chọn một cây) thì xác suất có được hai cây hoa đỏ dị hợp tử là bao nhiêu?
Thích
0 Trả lời