một quả bóng có dung tích 2,5 lít . Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng . Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí . Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm . Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi .
Thích
1 Trả lời
Bài này như sau:
+)Ứng với 45 lần bơm, lượng khí bơm được ở áp suất 10^5 Pa là:
V1 = 0,125.45 = 5,625 dm3 = 5,625 lít
+)Khi bơm toàn bộ lượng khí này vào quả bóng, thì trạng thái của nó lúc này là: V2 = 2,5 lít; p2
+)Trong quá trình bơm không làm thay đổi nhiệt độ của không khí => quá trình đẳng nhiệt
Theo định luật Bôi-lơ-mariot ta có:
p1.V1 = p2.V2
=> 10^5.5,625 = p2.2,5
=> p2 = 2,25.10^5 Pa
:)
Cảm ơn
2
Bình luận
05 Tháng Ba 2019
Bài tập 1 : Dùng ống bơm để bơm không khí ở áp suất p = 10^5 Pa vào một quả bóng cao su thể tích 3 lít. Ống bơm cao 42 cm, đường kính xylanh là 5 cm. Hỏi phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong ống có áp suất p = 5 .10^5 Pa trong hai trường hợp sau, biết rằng khi bơm không làm thay đổi nhiệt độ không khí : a. Trước khi bơm trong quả bóng không có không khí b. Trước khi bơm trong quả bóng có không khí ở áp suất 10^5 Pa
Thích
1 Trả lời
Bài này mình giải theo ý hiểu của mình như sau:
+)Khi bơm đủ, trạng thái không khí trong quả bóng: V = 3 lít; p = 5.10^5 Pa
Do quá trình bơm không làm thay đổi nhiệt độ của không khí
=> Quá trình đẳng nhiệt
Theo định luật Bôi-lơ-ma-ri-ốt ta có:
p1.v1 = p2.v2
=> 10^5. V1 = 5.10^5.3
=> V1 = 15 lít
Tức 3 lít không khí ở áp suất 5.10^5 Pa; khi đưa về áp suất 10^5 Pa sẽ có thể tích là 15 Lít = 15 dm3
+)Thể tích ống bơm: Vo = pi.(0,25)^2.4,2 = 0,825 dm3
a)
Do trước khi bơm không có không khí, nên ta phải bơm đủ 15dm3 không khí với p = 10^5 Pa
n = 15/Vo = 18 lần
b) Do ban đầu đã có 3 lít khí ở p = 10^5 Pa => chỉ cần bơm thêm 12 lít là đủ
=> n = 12/ Vo = 15 lần
Các kết quả 18 và 15 là kết quả làm tròn, nó không ra tròn nhé!
:)
Cảm ơn
2
Bình luận
05 Tháng Ba 2019
một vật sáng AB cao 2 cm đặt cách màn ảnh M một khoảng L= 45cm. hỏi phải đặt thấu kính hội tụ có f= 10cm ở vị trí nào để hứng được ảnh rõ nét trên M tính độ lớn của ảnh?
Thích
1 Trả lời
Bài này như sau nhé:
+) Vật thật => d > 0
+) Hứng được ảnh => Ảnh thật => d' > 0
L = d + d' = 45
1/f = 1/d + 1/d' = 1/10
Giải hệ ta được:
(d; d') = {(30;15);(15;30)}
+) TH1: Đặt thấu kính cách vật 30cm tức d=30; d' = 15
Độ phóng đại: lkl = l-d'/dl = 1/2
=> h' = h.lkl = 2/2 = 1cm
+) TH2: Đặt thấu kính cách vật 15cm tức d= 15cm; d' = 30cm
Độ phóng đại: lkl = 2
=> h' = 4cm
:)
Cảm ơn
1
Bình luận
05 Tháng Ba 2019
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 20N/m và vật M có khối lượng 150g liên kết với M. Hệ được đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ([Hình minh họa](https://uphinhnhanh.com/images/2019/03/04/Capture31f4f472834dee56.png "Hình minh họa")). Ban đầu đẩy 2 vật dọc theo trục của lò xo đến khi lò xo nén 5 cm rồi thả nhẹ. Hai vật cùng chuyển động đến khi chiều dài của lò xo đạt cực đại lần thứ nhất thì vật N bị bắn ra với vận tốc ban đầu bằng 150 cm/s theo phương của trục lò xo. Sau đó vật M dao động điều hòa có tốc độ trung bình trong 1 chu kỳ gần bằng: A. 52.6 cm/s B. 32.4 cm/s C. 48.5 cm/s D. 36,7 cm/s
Thích
0 Trả lời
một thanh đồng chất dài 60 cm trọng lượng P1= 4N được giữ cân bằng nhờ đầu A gắn vào tường nhờ 1 bản lề còn đầu B treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với tường một góc 45 độ. Tại điểm C cách B 20 cm có treo một vật có trọng lượng 6N. Tìm lực căng của dây và phản lực của bản lề
Thích
1 Trả lời
Câu 18: Đặt điện áp xoay chiều u=200căn2cos100pit (V) vào 2 đầu 1 đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/2pi (H) và tụ điện hiệu dụng C=10^-4/2pi (F) mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là: A.0,75 A B.2A C.2căn2 A D.1,5A
Thích
1 Trả lời
https://moon.vn/hoi-dap/hai-dien-tich-diem-q1-q2-dat-cach-nhau-khoang-r-cach-nao-sau-day-se-lam-cho-do-lon-c-578651 cho mik hỏi mn tại sao ra A vs
Thích
1 Trả lời
Dựa vào công thức tính thôi e nha :
Ta có : Lực tương tác giữa hai điện tích điểm ql và q2 (nằm yên, đặt trong chân không) cách nhau đoạn r có:
phương là đường thẳng nối hai điện tích.
chiều là: chiều lực đẩy nếu qlq2 > 0 (cùng dấu). chiều lực hút nếu qlq2 < 0 (trái dấu).
độ lớn: * tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích,
* tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F = k.|q1.q2|/er^2
Cảm ơn
1
Bình luận
27 Tháng Hai 2019
Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
Thích
1 Trả lời
cho đoạn mạch AB gồm L,R,C nối tiếp có tụ C thay đổi được và biểu thức UAB =100√2 cos 100πt .khi C=C1 =10^-4/π hoặc C=C2 =10^-4/3π thì mạch có cùng công suất và góc lệch pha giữa cường độ dòng điện tức thời tại hai thời điểm là 2π/3 rad . biểu thức i1 khi C=C1
Thích
1 Trả lời
Một vật dao động điều hòa với biên độ A , chu kì T . Thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường có độ dài 9A là
Thích
4 Trả lời
quảng đường bằng 9a suy ra 8a đi hết một chu kỳ vật sẽ trở lại vị trí ban đầu ta chỉ cần xác định time ngắn nhất vật đi trong 1a thôi bằng t/6 suy ra tổng time là t/6+t
Cảm ơn
Bình luận
27 Tháng Bảy 2018
vẽ trục ra dễ nhìn hơn nha :v vật đi đc quãng đường là 9A: S = 9A =8A + A
=> t = 2T +1/4T = 9/4T vậy thời gian ngắn nhất vật đc quãng đc có độ dài 9A là 9/4T ^^
Cảm ơn
Bình luận
27 Tháng Bảy 2018
trong thí nghiệm Y-âng , cho a = 2mm, d =2m. chiều đồng thời 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 0.4 micromets, bước sóng 2 = 0.6 micromets. trên màn quan sát gọi M , N là 2 điểm ở cùng 1 phía so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5mm và 29.3mm. số vân sáng quan sát được trên MN của hai bức xạ là ? A. 71 B. 69 C. 67 D. 65
Thích
0 Trả lời